• Trang chủ
  • Pháp thoại Ly Si Loạn Hạnh (thường trụ nơi chánh niệm không tán loạn, đối với tất cả pháp không si loạn) - Thầy Thích Tỉnh Thuần.

    Pháp thoại Ly Si Loạn Hạnh (thường trụ nơi chánh niệm không tán loạn, đối với tất cả pháp không si loạn) - Thầy Thích Tỉnh Thuần.

    0
    1414

    Thầy Thích Tỉnh Thuần chia sẻ pháp thoại tu tập về một hạnh trong 10 hạnh của Bồ tát Thập Hạnh: hạnh ly Si Loạn, tại khóa tu "BỒ TÁT HẠNH LẦN VIII" năm 2019 - Thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc - Hà Nội.

    ---
    Chú thích về Ly Si Loạn Hạnh:
     
    Trong Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm Thập Hạnh thứ hai mươi mốt, Đức Phật dạy:
     
    Những gì là Bồ-Tát Ly-Si-Loạn-Hạnh?

    Chư Phật-tử! Bồ-Tát này thành-tựu chánh-niệm, tâm không tán loạn kiên-cố bất-động tối-thượng thanh-tịnh rộng lớn vô-lượng không có mê-hoặc. Vì do chánh-niệm này nên khéo hiểu tất cả ngôn ngữ thế-gian, hay trì ngôn thuyết của các pháp xuất-thế, như là hay trì ngôn thuyết sắc-pháp phi-sắc-pháp, hay trì ngôn thuyết kiến lập sắc-tự-tánh, nhẫn đến hay trì ngôn thuyết thọ-tưởng-hành-thức tự-tánh mà tâm không si-loạn. Ở trong thế-gian, chết đây sanh kia tâm không si-loạn, nhập thai xuất thai tâm không si-loạn, phát tâm bồ-đề tâm không si-loạn, thờ thiện-tri-thức tâm không si-loạn, siêng tu phật-pháp tâm không si-loạn, rõ biết ma-sự tâm không si-loạn, lìa những ma-nghiệp tâm không si-loạn, trong bất-khả-thuyết kiếp tu bồ-tát-hạnh tâm không si-loạn.

    Bồ-Tát này thành-tựu vô-lượng chánh-niệm như vậy.  Trong vô-lượng vô-số-kiếp được nghe chánh-pháp nơi chư Phật, Bồ-Tát, thiện-tri-thức. Như là thậm-thâm pháp, quảng-đại pháp, trang-nghiêm pháp, những thứ trang-nghiêm pháp, pháp diễn thuyết các loại danh cú văn thân, pháp Bồ-Tát trang-nghiêm, pháp Phật thần-lực quang-minh vô-thượng, pháp chánh-thắng-giải thanh-tịnh, pháp chẳng nhiễm-trước tất cả thế-gian, pháp phân-biệt tất cả thế-gian, pháp rất quảng-đại, pháp rời mê-si chiếu rõ tất cả cả chúng-sanh, pháp cùng đồng với tất cả thế-gian, pháp chẳng cùng đồng với tất cả thế-gian, pháp Bồ-Tát trí vô-thượng, pháp nhứt-thiết-trí tự-tại.

    Bồ-Tát được nghe những pháp như vậy rồi trải qua vô-số kiếp chẳng quên chẳng mất, tâm thường ghi nhớ không gián-đoạn. Tại sao vậy? Vì trong vô-lượng kiếp, lúc tu hành, Bồ-Tát trọn chẳng làm não loạn một chúng-sanh khiến họ mất chánh-niệm, chẳng hoại chánh-pháp, chẳng đọan thiện-căn, tâm luôn tăng-trưởng trí-huệ rộng-lớn.

    Lại với Bồ-Tát này, những thứ âm-thinh không làm hoặc loạn được. Như là tiếng cao thần-thông, tiếng thô trược, tiếng khiến người cả sợ, tiếng đẹp lòng, tiếng chẳng đẹp lòng, tiếng huyên-loạn nhĩ-thức, tiếng trở hoại nhĩ-căn. Bồ-Tát này dầu nghe vô-lượng vô-số âm thinh hay dở như vậy, nhưng chưa từng có một niệm tán-loạn.

    Nghĩa là chánh-niệm chẳng loạn, cảnh-giới chẳng loạn, tam-muội chẳng loạn, vào pháp thậm-thâm chẳng loạn, hành bồ-đề-hạnh chẳng loạn, phát bồ-đề-tâm chẳng loạn, nhớ niệm chư Phật chẳng loạn, quán pháp chơn thật chẳng loạn, trí hóa độ chúng-sanh chẳng loạn, trí thanh-tịnh chúng-sanh chẳng loạn, quyết rõ nghĩa thậm-thâm chẳng loạn. Vì chẳng làm nghiệp ác nên không ác-nghiệp-chướng, vì chẳng khởi phiền-não nên không phiền-não-chướng, vì chẳng khinh mạn pháp nên không pháp-chướng, vì chẳng hủy báng chánh-pháp nên không có báo-chướng.

    Bồ-Tát này nhập chánh-định trụ nơi thành-pháp, tư-duy quan-sát tất cả âm-thinh, khéo biết tướng sanh-trụ-dị-diệt của âm-thinh, khéo biết tánh sanh-trụ-dị-diệt của âm-thinh. Nghe âm-thinh Bồ-Tát này không sanh lòng tham, sân, không mất chánh-niệm, khéo lấy tướng mà không nhiễm trước, biết tất cả âm-thinh đều là không chỗ có, thiệt chẳng thể được, không có tác-giả, cũng không bổn-tế, đồng với pháp-giới không sai khác.

    Bồ-Tát này thành-tựu hạnh thân ngữ ý tịch-tịnh như vậy, thẳng đến nhứt-thiết-trí không thối-chuyển, khéo vào tất cả môn thiền-định, biết các tam-muội đồng một thể-tánh, rõ tất cả pháp không có biên-tế, được tất cả pháp chơn-thiệt trí-huệ, được thậm-thâm tam-muội ly âm-thinh, được vô-số môn tam-muội, thêm lớn vô-lượng tâm đại-bình-đẳng.

    Bấy giờ trong khoảng một niệm, Bồ-Tát này được vô-số trăm ngàn tam-muội. Nghe những tiếng như vậy tâm chẳng hoặc loạn, khiến tam-muội lần lần càng thêm rộng. Bồ-Tát này nghĩ rằng: Tôi phải làm cho tất cả chúng-sanh an-trụ trong niệm thanh-tịnh vô-thượng, nơi nhứt-thiết-trí được bất-thối-chuyển rốt ráo thành-tựu vô-dư niết-bàn.

    Viết bình luận

    Chú ý: Không sử dụng các mã lệnh HTML!