• Trang chủ
  • Sự xuất hiện của kinh Đại Thừa (Thiền sư Thích Nhất Hạnh)

    Sự xuất hiện của kinh Đại Thừa (Thiền sư Thích Nhất Hạnh)

    0
    1346

    Trong thời các kinh Đại thừa vừa xuất hiện, các đại đệ tử của Bụt như thầy Xá Lợi Phất (Sariputra), Mục Kiền Liên (Maudgalyayana), Tu Bồ Đề (Subhuti) v.v... đều bị xem là những người Tiểu thừa. Mãi cho đến khi kinh Pháp Hoa (Saddharmapundarika - Sutra) xuất hiện, người ta mới thấy thầy Xá Lợi Phất phát tâm Đại thừa mà không còn nghi hối.

    Khi tư tưởng Đại thừa đã thành hình, những người khởi xướng thấy rằng nếu những tư tưởng sâu sắc này không được cắm rễ vào sự sống thực tế của một tăng thân tu học, thì tư tưởng đó chưa thực sự trở nên hữu ích cho quần chúng và sẽ khó được chấp nhận. Điều này có nghĩa là giáo lý Đại thừa không phải chỉ được biểu hiện dưới hình thức tư tưởng, mà còn phải được biểu hiện với tư cách của một giáo hội gồm có người xuất gia và có người tại gia. Đạo Bụt không thể là một đạo lý chỉ dành riêng cho người xuất gia mà thôi. Khoảng năm 50 trước Chúa Ki-tô giáng sinh, kinh điển Đại thừa bắt đầu xuất hiện, tạo môi trường và phương tiện để truyền bá tư tưởng Đại thừa.

    Ta có thể phân kinh Đại thừa ra làm ba thời kỳ: Kinh Đại thừa đợt một là những kinh xuất hiện trước Thầy Long Thọ, nghĩa là những kinh được trích dẫn trong tác phẩm Đại Trí Độ luận của thầy.

    Trong lịch sử văn học Đại thừa, kinh Bát Nhã (tiếng Phạn là Prajnaparamita-sutra) xuất hiện trước hết, rồi đến các kinh Bảo Tích (Ratnakuta-sutra), Hoa Nghiêm (Avatamsaka-stra). Sau đó mới đến những kinh như kinh Duy Ma Cật (Vimalakīrtinirdesa-sutra).

    Vào thế kỷ thứ hai, có một học giả người Tỳ-Đạt-Bà (Vidharbha) rất thông minh, rất nổi tiếng, tên là Long Thọ (Nagarjuna) xuất hiện. Thầy đã biên tập rất nhiều kinh sách, trong đó có một tác phẩm rất xuất sắc là cuốn Đại trí Độ luận (Mahaprajnaparamitasutra). Đại trí Độ luận là một tác phẩm lớn, nhằm giảng giải kinh Bát Nhã. Trong sách này, thầy Long Thọ trích dẫn rất nhiều kinh Đại thừa đã xuất hiện trước khi thầy ra đời.

    Trên đường biểu diễn thời gian, ta có thể ghi một thời điểm đánh dấu ngày Bụt nhập diệt. Bốn trăm tám mươi năm sau khi Bụt nhập Niết bàn là Chúa Ki-tô giáng sinh. Sau đó khoảng hai thế kỷ thì thầy Long Thọ ra đời. Vào khoảng thế kỷ thứ năm sau Chúa Ki-tô giáng sinh, có hai thầy cũng rất nổi tiếng xuất hiện đó là thầy Vô Trước (Asanga), và thầy Thế Thân (Vasubandhu).

    Trong đạo Bụt Nguyên thủy, danh từ Bồ tát (Bodhisattva) cũng đã được sử dụng để chỉ một người duy nhất, đó là Đức Thích Ca Mâu Ni trước khi Ngài thành đạo.

    Như vậy, đứng trên bình diện thời gian mà nói, ta có thể phân kinh Đại thừa ra làm ba thời kỳ: Kinh Đại thừa đợt một là những kinh xuất hiện trước Thầy Long Thọ, nghĩa là những kinh được trích dẫn trong tác phẩm Đại Trí Độ luận của thầy. Kinh Đại thừa đợt hai là những kinh xuất hiện trong khoảng thời gian gần ba thế kỷ giữa thời thầy Long Thọ và hai thầy Vô Trước, Thế Thân. Cuối cùng là những kinh xuất hiện sau thầy Vô Trước và Thế Thân, gọi là kinh Đại thừa đợt ba.

    Theo kinh điển Đại thừa, muốn xứng đáng là Phật tử, ta phải là một vị Bồ tát, không thể là một vị Thanh văn. Thanh văn là con ghẻ, Bồ tát mới là con chính thống của Bụt.

    Người Đại thừa gọi các bậc Thanh văn (Sravaka) và Duyên giác (Pratyekabuddha) là Nhị thừa (Dviyana), có nghĩa là hai cỗ xe đầu. Bồ tát thừa (Bodhisattvayana) hay Đệ Tam thừa là cỗ xe thứ ba, lớn hơn, chở được nhiều người hơn.

    Phần lớn những người xướng xuất phong trào là những cư sĩ muốn đem đạo Bụt ra khỏi tháp ngà của chủ nghĩa xuất gia theo đường hướng Thanh văn, mà đại diện là các đại đệ tử của Bụt như thầy Xá Lợi Phất (Sariputra), Ma Ha Ca Chiên Diên (Maha-Katyayana), Ưu Ba Ly (Upali) v.v...

    Trong đạo Bụt Nguyên thủy, danh từ Bồ tát (Bodhisattva) cũng đã được sử dụng để chỉ một người duy nhất, đó là Đức Thích Ca Mâu Ni trước khi Ngài thành đạo. Theo đà phát triển của tư tưởng, người ta đặt câu hỏi tại sao chỉ có một vị Bồ tát? Bụt đã nói có rất nhiều vị Bụt trong quá khứ và hiện tại, mỗi vị Bụt đã là một vị Bồ tát. Vì vậy quan niệm có nhiều Bồ tát đã trở thành một quan niệm hợp lý cả trong tư tưởng Tiểu thừa cũng như Đại thừa.

    Phong trào Đại thừa cho rằng bất cứ người đệ tử chân chính nào của Bụt cũng đều có tâm niệm của một vị Bồ tát. Vì vậy xuất gia hay tại gia, đều phải là Bồ tát thì mới đích thực là con của Bụt.

    Đạo Bụt Đại thừa xem mọi người, mọi giới đều  đồng đẳng, không phân biệt nam hay nữ. Bằng chứng là trong kinh Duy Ma Cật, Thiên nữ trong phẩm thứ bảy (Phẩm Quán Chúng Sanh) là một nhân vật lỗi lạc về giáo Pháp Đại thừa; Người trẻ như Đồng tử Quang Nghiêm trong Phẩm thứ tư (Phẩm Bồ Tát) cũng là một vị Bồ tát, có khả năng chuyện trò cùng cư sĩ Duy Ma Cật.

    Kinh Duy Ma Cật không do Bụt trực tiếp nói. Do đó mà kinh được xem là một văn kiện của người Phật tử đương thời, vận động truyền bá đạo Bụt cho quảng đại quần chúng để tất cả đều được lợi lạc, đều được nương nhờ Pháp Bụt.

    Trong thời các kinh Đại thừa vừa xuất hiện, các đại đệ tử của Bụt như thầy Xá Lợi Phất (Sariputra), Mục Kiền Liên (Maudgalyayana), Tu Bồ Đề (Subhuti) v.v... đều bị xem là những người Tiểu thừa. Mãi cho đến khi kinh Pháp Hoa (Saddharmapundarika - Sutra) xuất hiện, người ta mới thấy thầy Xá Lợi Phất phát tâm Đại thừa mà không còn nghi hối.

    Trong tiến trình công phá tư tưởng Thanh văn, kinh Duy Ma Cật đã đi một bước rất xa: Kinh đích danh chỉ trích những phương pháp hành trì và tu chứng của các đại đệ tử của Bụt, trong đó thầy Xá Lợi Phất, người anh cả của Tăng đoàn, là người phải gánh chịu nặng nề nhất! Là sư anh, Ngài đã gánh chịu mọi điều cho các sư em!

    Khi diễn bày sự khác biệt giữa phương cách tu học theo Tiểu thừa (ví dụ như cách ngồi thiền của Thầy Xá Lợi Phất, cách đi khất thực của thầy Đại Ca Diếp) với tư tưởng Đại thừa (lồng trong những lời đối đáp, giải thích của ông Duy Ma Cật), chư Tổ đã dựa vào lời của Bụt mà viết kinh Duy Ma Cật. Mục đích là để diễn bày cho hàng Thanh văn thấy con đường của họ đang hành trì là Pháp nhỏ. Con đường của Đại thừa mới là Pháp lớn, có khả năng dẫn hành giả đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

    Theo kinh điển Đại thừa, muốn xứng đáng là Phật tử, ta phải là một vị Bồ tát, không thể là một vị Thanh văn. Thanh văn là con ghẻ, Bồ tát mới là con chính thống của Bụt.

    Như vậy kinh Duy Ma Cật không do Bụt trực tiếp nói. Do đó mà kinh được xem là một văn kiện của người Phật tử đương thời, vận động truyền bá đạo Bụt cho quảng đại quần chúng để tất cả đều được lợi lạc, đều được nương nhờ Pháp Bụt.

    Như đã nói ở trên, trong công trình vận động này cũng có giới xuất gia tham dự, và họ cũng đã rất tích cực trong phong trào chống đối này. Tuy vậy ta có thể nói rằng phần lớn những người xướng xuất phong trào là những cư sĩ muốn đem đạo Bụt ra khỏi tháp ngà của chủ nghĩa xuất gia theo đường hướng Thanh văn, mà đại diện là các đại đệ tử của Bụt như thầy Xá Lợi Phất (Sariputra), Ma Ha Ca Chiên Diên (Maha-Katyayana), Ưu Ba Ly (Upali) v.v..., để theo con đường lớn rộng hơn của các vị Bồ tát như Bồ tát Văn Thù Sư Lợi (Manjusri Bodhisattva).

    Trích từ sách "Bồ tát tại gia và Bồ tát xuất gia" - Thiền sư Thích Nhất Hạnh

    Viết bình luận

    Chú ý: Không sử dụng các mã lệnh HTML!